Giải đáp thắc mắc: Bệnh gàu có lây không?

Gàu có lây không là chủ đề đang được quan tâm và thắc mắc của nhiều tín đồ làm đẹp vì đây là một trong những triệu chứng da liễu thường gặp. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, chúng ta cùng tham khảo ngay bài viết sau.

Gau co lay khong
Giải đáp thắc mắc: Gàu có lây không

Gàu là gì?

Gàu là dạng bệnh lý xuất hiện trên da đầu của nhiều người. Tình trạng bong tróc da chết, vảy gàu trên da đầu này có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, kể cả trẻ em. Thông thường, các tế bào da chết bị bong ra khỏi da đầu với số lượng ít, kích thước nhỏ li ti khó thấy. Thông thường, khi bị gàu các mảng da chết sẽ bong tróc nhiều và kết dính với nhau, tạo thành các mảnh vụn lớn với nhiều kích thước khác nhau bám vào sợi tóc và rơi xuống quần áo.

Tại sao da đầu bị gàu?

Sự xuất hiện của gàu có nhiều nguyên nhân, sau đây là những yếu tố chính gây nên:

  • Tình trạng không gội đầu và làm sạch tóc dẫn đến sự tích tụ dầu thừa trên da đầu. Từ đó sản sinh gàu. Tuy nhiên, ngay cả khi gội đầu thật sạch bạn thì Da đầu bị gàu nặng bởi nhiều nguyên nhân khác.
  • Gàu được hình thành do thời tiết hanh khô hoặc ảnh hưởng bởi yếu tố từ môi trường như: ô nhiễm không khí, khói bụi, sự tác động trực tiếp từ việc thường tạo kiểu tóc bằng máy sấy, uốn, máy duỗi tóc,… Không chỉ như thế, việc sử dụng các sản phẩm dầu gội không có nguồn gốc rõ ràng, gây khô xơ tóc, ngứa da đầu,… chải tóc hoặc massage, cào gãi quá mạnh tay cũng là lý do tại sao gội đầu xong vẫn có gàu vì gội đầu mạnh gây kích ứng da đầu dẫn đến gàu.
  • Yếu tố cuối cùng dẫn đến tình trạng gàu là do da đầu bị nhiễm phải nấm Malassezia. Đây là loại nấm khi “bùng phát” sẽ khiến da đầu ngày càng tăng lượng gàu nhiều hơn nếu không được điều trị kịp thời.

Gàu có lây không?

Gàu là hiện tượng xảy ra phổ biến ở mọi đối tượng. Đặc trưng của gàu gồm: ngứa ngáy, sau đó bong tróc da trên đầu (vảy trắng). Tuy gàu không gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, Gàu không lây nhiễm, nhưng những mảng gàu trắng kèm theo cảm giác ngứa ngáy, không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn khiến chị em thiếu tự tin với người đối diện trong giao tiếp.

Benh gau co lay khong
Bệnh gàu có lây không

Gàu có làm rụng tóc?

Gàu được xem như dạng bệnh lý của da đầu, gàu đóng thành những mảng vảy trắng, hay gàu ống rời rạc chỉ lấm tấm trên sợi tóc. Các tế bào da đầu dần lão hóa, khi có sự tái tạo lớp tế bào mới thay thế thì có thể tạo vảy rất nhỏ không làm khó chịu hay ửng đỏ. Tuy nhiên, có nhiều bạn thắc mắc rằng gàu da đầu có làm rụng tóc không? Gàu và rụng tóc là hai vấn đề rất thường gặp, dù không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng lại khiến cho da đầu ngứa ngáy khó chịu, từ đó khiến chân tóc suy yếu và dễ làm gãy rụng tóc hơn.

Các yếu tố khiến gàu dễ phát triển

Gàu là tình trạng có thể xuất hiện và tiến triển ở mọi giới tính và độ tuổi. Tuy nhiên, tình trạng gàu sẽ dễ dàng phát triển hơn đối với những người có một số yếu tố dưới đây:

Độ tuổi

Gàu là hiện tượng phổ biến và thường gặp ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là những người có độ tuổi từ 20 – 30 tuổi. Vì ở độ tuổi này có sự vận động nhiều, thường xuyên khiến cơ thể và da đầu tiết ra nhiều mồ hôi nhất. Từ đó dễ gặp phải tình trạng vảy gàu, nhiễm nấm ngứa ngáy khi không tắm gội sạch sẽ.

Ngoài ra thường ở độ tuổi này cũng thường sử dụng các phương pháp tạo kiểu tóc, uốn, duỗi, nhuộm thường xuyên, nên việc xuất hiện gàu ở độ tuổi này là điều khá dễ hiểu.

Giới tính

Theo kết quả nghiên cứu từ chuyên gia da liễu, ở nam giới gặp phải tình trạng gàu nhiều hơn so với phụ nữ. Lý do dẫn đến sự chênh lệch này là do tuyến bã nhờn ở nam giới nhiều hơn. Ngoài ra, Hormone sinh dục nam cũng hoạt động mạnh mẽ hơn trong việc tham gia vào cơ chế sản sinh ra gàu.

Da dầu

Những người thuộc cơ địa da dầu có nguy cơ phát triển và tái phát bệnh gàu cao hơn ở những người có cơ địa bình thường.

Chế độ ăn uống

Bị gàu là thiếu vitamin gì? Chế độ ăn uống nghèo nàn, thiếu dưỡng chất, không được bổ sung đủ các vitamin B, kẽm và một số loại chất béo quan trọng cho cơ thể sẽ tạo điều kiện giúp tăng nguy cơ sản sinh nhiều gàu.

Gau da dau co lay khong
Gàu da đầu có lây không

Bệnh lý

Gàu sẽ dễ dàng “bùng phát” hơn đối với những người đang mắc những bệnh lý như: Parkinson, bệnh nhân phục hồi lại sau cơn đau tim, đột quỵ, hệ thống miễn dịch đang bị tổn hại. Tuy nhiên, chưa có số liệu cụ thể đưa ra nguyên nhân khiến những bệnh lý này làm phát sinh gàu.

Đầu nhiều gầu thì phải làm sao?

Dựa vào những dấu hiệu nhận biết bên trên hay tại https://trigau.com/ cung cấp, bạn có thể lên kế hoạch cách trị gàu cho mình bằng thói quen lành mạnh nhằm hạn chế tình trạng gàu tái phát:

  • Bổ sung nhiều các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin như: rau xanh, trái cây có nhiều kẽm, protein, vitamin E, A, B,… giúp hạn chế tình trạng khô da đầu, tăng tiết bã nhờn hình thành gàu.
  • Uống hai lít nước mỗi ngày, giúp làm chậm quá trình loại bỏ tế bào chết, tế bào sừng, từ đó giảm thiểu tình trạng gàu phát triển.
  • Hạn chế tạo kiểu tóc, sử dụng hóa chất như: thuốc nhuộm, thuốc uốn, tác động nhiệt thường xuyên lên tóc. Tình trạng suy yếu chân tóc, nang tóc, dễ gãy rụng và vi khuẩn thường xuyên “ghé thăm”, dẫn đến tình trạng vảy gàu.
  • Trong thời gian gội đầu, bạn tuyệt đối không được dùng móng tay để cào, gãi mạnh khiến da đầu bị trầy xước và tổn thương.

Với thông tin bài viết gàu có lây không được chia sẻ trên đây, hi vọng sẽ giúp bạn có thêm kiến thức về những phương pháp trị gàu triệt để giúp lấy lại mái tóc đẹp, chắc khỏe của mình. Hãy theo dõi trang blog trigau.com để cập nhật thêm nhiều kiến thức hữu ích khác bạn nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *